Đến hẹn lại lên, Tết đến xuân về cũng là lúc đồng bào người Tày nô nức chuẩn bị những món ăn hấp dẫn. Những món ăn ngày Tết của người Tày luôn được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ với mong muốn thể hiện sự ấm no và mong ước có một năm mới phát đạt và may mắn.
Cũng như các dân tộc anh em khác, người Tày ở Việt Nam cũng có phong tục đón Tết thể hiện nét đẹp văn hóa rất riêng và một trong những yếu tố thể hiện rõ nét đẹp văn hóa ngày tết của đồng bào nơi đây chính là những món ăn ngày Tết. Người Tày rất chú trọng đến việc chuẩn bị các món ăn ngày Tết bởi đây không chỉ đơn thuần để chuẩn bị để gia đình sử dụng hay mời bạn bè, người thân mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống và mong cầu một năm mới thật nhiều may mắn. Mỗi món ăn ngày Tết của người Tày đều thể hiện nét văn hoá độc đáo và ý nghĩa riêng của dân tộc mình.
Những món ăn ngày tết của người Tày đặc sắc nhất
1. Bánh chưng
Bánh chưng chính là một trong những món ăn ngày Tết của người Tày quan trọng nhật, không giống như bánh chưng của các dân tộc khác, bánh chưng của người Tày được gọi dài và tròn gần giống bánh tét. Theo các bậc cao niên thì việc gói bánh như vậy sẽ vừa ăn và một người có thể ăn hết mà không sợ bị lãng phí.
Món bánh chưng của người Tày ngoài nếp nương, thì còn có thịt lợn đen nóng hổi tạo nên hương vị hấp dẫn. Với người Tày, bánh chưng là món ăn linh thiêng trong ngày Tết, khi được mời thưởng thức ,nếu như khách không ăn bánh có nghĩa là bánh chưa ngon và sẽ không may suốt năm.
2. Xôi ngũ sắc
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, xôi là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Tày. Món xôi của người Tày dùng trong những ngày Tết sẽ có 5 màu tượng trưng cho ngũ hành, các sắc phổ biến là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng ứng với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu sắc của xôi được tạo nên hoàn toàn các nguyên liệu tự nhiên như nghệ, lá cây, chính vì vậy ngoài việc tạo màu sắc đẹp thì còn có tác dụng chữa bệnh.
3. Bánh giầy
Cũng như bánh chưng, bánh giầy là món ăn ngày Tết của người Tày không thể thiếu, bánh chưng được coi là cha thì bánh dày chính là mẹ và thường song hành cùng nhau. Banh giày của người Tày được làm từ gạo nếp thơm đem đồ chín rồi giã thật nhuyễn đến khi bột quánh lại thì được gói bằng lá chuối, ngoài ra người ta có cho thêm nước. Người Tày có hai loại bánh giầy là bánh có nhân và bánh không nhân, bánh có nhân thường là nhân đỗ xanh.
4. Bánh khảo
Đây là món ăn ngày Tết của người Tày rất đặc trưng bởi nếu thiếu món ăn này thì Tết sẽ không còn là Tết nữa. Món bánh khảo thường được các bà các mẹ làm từ trước Tết, bánh được làm từ bột gạo nếp rang nhân đậu xanh quết nhuyễn. Bánh thường được gói trong những mảnh giấy nhiều màu sặc sỡ.Món bánh khảo này để được rất lâu, vị ngọt tự nhiên và để được rất lâu mà không dễ bị mốc.
5. Bánh chè lam
Cũng giống như bánh khảo thì bánh chè làm cũng là món Tết rất nổi tiếng của người Tày. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời của bột nếp dẻo, mật ngọt, lạc bùi và chút cay của gừng. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản nhưng các công đoạn chế biến thật sự cầu kỳ, từ công đoạn chọn gạo, rang gạo, xay gạo cho đến công đoạn sên đường và khấu bánh với các nguyên liệu. Bánh chè lam dẻo nhưng không hề dính và có mùi thơm rất quyến rũ nên bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều sẽ nhớ mãi không quên.
6. Thịt trâu khô
Thịt trâu khô là món ăn ngày Tết của người Tày rất nổi tiếng, thịt được dùng để ăn dần rất lâu hoặc chế biến thành các món ăn đặc trưng như thịt trâu nấu lá cải, thịt trâu khô xào tỏ… Hương vị đặc trưng của thịt trâu rất hấp dẫn. Cách chế biến món thịt trâu khô cũng khá cầu kỳ với nhiều công đoạn, thường người ta sẽ chuẩn bị từ trước Tết. Theo đó, thịt trâu tươi sẽ được mang đi tẩm ướp gia vị sau đó đem gác bếp hoặc sấy khô rồi trữ để ăn dần. Món thịt trâu khô rất nổi tiếng và ngày nay đã trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích.
7. Gà trống thiến
Mâm cỗ cúng ngày Tết của người Tày không bao giờ thiếu gà trống thiến, món ăn này có ý nghĩa đặc biệt về tâm linh. Gà được chọn phải là con to béo nhất, được làm sạch xe và đem luộc để bày thật trang trọng trên mâm cúng. Không chỉ người Tày mà với nhiều dân tộc thì món gà trống thiến hay thịt gà nhất định phải có trong mâm cỗ ngày Tết.
8. Thịt chua
Nhắc đến món ăn ngày Tết của người Tày đặc trưng nhất thì chắc chắn thịt chua chính là cái tên không thể bỏ qua. Thịt lợn được mang đi trộn với bột gạo nếp rang, giềng và các loại gia vị sau đó mang đi ủ khoảng 25 ngày là có thể thưởng thức. Thịt lợn chua của người Tày được chế biến thành rất nhiều món ngon cho ngày Tết như xào măng chua, xào riềng ăn cùng rau dớn…
Các món ăn ngày Tết của người Tày thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống độc đáo, món ăn không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn có hình thức bắt mắt. Với người Tày chuẩn bị những món ăn hấp dẫn cho mâm cỗ ngày Tết chính là cách để lưu giữ nét đẹp văn hoá của dân độc cũng như thể hiện ước muốn cầu mong có một năm mới may mắn và bình an.