Ít ai biết trên đỉnh đài phun nước ‘Con Cóc’ bên hồ Gươm có một người đàn ông gốc Pháp đã ở đó hơn 100 năm qua.
Bên cạnh một hình ảnh xô bồ, ồn ã của cuộc sống hiện đại, Hà Nội còn làm say lòng người bởi vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính với những công trình lên đến hàng trăm năm tuổi. Vườn hoa Diên Hồng hay dân gian thường gọi là vườn hoa Con Cóc cũng là một địa điểm như vậy. Trung tâm của vườn hoa này là đài phun nước cổ nhất Hà Nội. Địa điểm cách hồ Gươm 300m này từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người khi đến với Thủ đô. Nhiều người còn hào hứng lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại đây. Nhưng ít ai biết trên đỉnh của đài phun nước có một bí ẩn mà rất ít người biết tới.
Vào thời Pháp thuộc vườn hoa Diên Hồng có tên là quảng trường Chavassieux. Tới năm 1901, chính quyền thực dân đã cho xây dựng ở đây một đài phun nước bề thế gồm bể chứa nước hình tròn đường kính khoảng 4m và một trụ đá cao khoảng 5m ở giữa bể. Điểm nhấn của công trình này là 4 con cóc bằng đồng phun nước vào trung tâm. Có lẽ vì vậy, nơi đây thường được người dân biết đến với tên gọi là “đài phun nước Con Cóc”.
Đài phun nước “Con Cóc” là địa điểm quen thuộc với nhiều người khi đến với Thủ đô.
Điều đặc biệt mà ít người biết về công trình đã có tuổi đời hơn 100 năm này là phần phía trên đỉnh trụ đá. Trên đó là ngôi mộ lộ thiên của 1 người Pháp tên là Léon Jean Laurent Chavassieux. Ông này là vị quan cai trị của Pháp ở Đông Dương. Chavassieux từng làm Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ và phó Toàn quyền Đông Dương.
Tiểu sảnh chứa di hài của người Pháp được đặt trên đỉnh đài phun nước.
Sau khi ông mất vào năm 1895, người Pháp đã mở cuộc tuyển chọn bản vẽ thiết kế công trình đài tưởng niệm. Tới năm 1901 công trình được hoàn thành và cũng chính là đài phun nước Con cóc bây giờ. Vị trí đài phun nước nằm đối diện dinh Thống xứ Bắc Kỳ thời đó, người Pháp mong muốn công trình này sẽ trở này nơi vui chơi, tổ chức lễ hội của người dân.
Sau hơn 100 năm chứng kiến nhiều thay đổi của lịch sử, công trình này đã dần bị xuống cấp nghiêm trọng. Do tác động của bên ngoài, trên đài phun nước đã có nhiều bộ rễ phát triển, phá vỡ cấu trúc. Nhiều biện pháp được thực hiện như: đeo đai sắt cho di tích này… Nhưng tất cả cũng chỉ là biện pháp mang tính chất tạm thời. Theo nhiều người cho biết, hướng giải pháp này vừa mất mĩ quan vừa không đảm bảo được sự vững chắc cũng như cứu được công trình đã có tuổi đời 120 năm này.
Thiết kế của công trình đã có tuổi đời 120 năm.
Lệ Nguyễn/2Đẹp.vn